Điện tử công nghiệp

Tổng quan về ngành

  • Ngày nay, cùng với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ và nhanh chóng của công nghệ thông tin, các thiết bị điện tử và các bộ vi xử lý sử dụng trong công nghiệp ngày càng phổ biến. Nên công việc thiết kế, bảo trì và nâng cấp các hệ thống công nghiệp sử dụng công nghệ cao nói chung và kỹ thuật điện tử nói riêng ngày càng cấp thiết. Đòi hỏi phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, hiểu biết về công nghệ điện tử, có kỹ năng liên ngành. Theo dự báo, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành điện tử công nghiệp ngày càng cao, và còn gia tăng trong các năm tới.
  • Nghề Điện tử công nghiệp chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện tử, hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất công nghiệp.

Mục tiêu đào tạo

  • Lắp đặt, kết nối, vận hành, bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện, điện tử của hệ thống tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp như: băng chuyền, thang máy, pha trộn nguyên liệu, phân loại sản phẩm, quang báo…;
  • Lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa được các bộ điều khiển, các mạch xung-số, các vi mạch số và IC thông dụng, các bộ biến đổi công suất, các hệ thống đo lường điện tử, các bảng mạch điện tử công nghiệp,…;
  • Lập trình được các bộ vi điều khiển, PLC,… đáp ứng các yêu cầu tự động điều khiển các hệ thống trong công nghiệp;
  • Thiết kế, thi công được các board mạch điện tử, các mạch ứng dụng của thiết bị điện điều khiển tự động: bảng quang báo led công nghiệp, hệ thống đèn giao thông, hệ thống báo cháy, hệ thống chiếu sáng tự động…;
  • Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng, đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp;
  • Có khả năng tiếp thu, tổ chức và thực hiện chuyển giao công nghệ, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc giải quyết các tình huống phức tạp trong thực tế;
  • Được cấp bằng tốt nghiệp theo trình độ đào tạo.

Nội dung đào tạo

  • Vận hành các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp;
  • Thiết kế một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng;
  • Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp;
  • Lắp đặt, bảo trì được các thiết bị điều khiển bằng điện tử mang tính đặc thù;
  • Lập trình điều khiển hệ thống thang máy, hệ vi điều khiển, vi xử lý, tự động hóa trong công nghiệp;
  • Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc;
  • Sử dụng được các phần mềm ứng dụng phục vụ cho chuyên nghành và  quản lý, tổ chức sản xuất.

Chương trình

Điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, vận hành các thiết bị điện, điện tử, thiết bị điều khiển của các hệ thống công nghiệp, hệ thống giám sát an ninh, cảnh báo an toàn, hệ thống truyền thông công nghiệp, hệ thống điện mặt trời, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người hành nghề Điện tử Công nghiệp thường làm việc trong môi trường công nghiệp như: nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, các tòa nhà cao tầng. Vì vậy đòi hỏi người hành nghề phải có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc nhóm, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, thực hành tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường..

Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2610 giờ.

– Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Điện tử công nghiệp, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

– Lắp ráp sản phẩm điện – điện tử;

– Vận hành các thiết bị điện, điện tử;

– Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử;

– Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện tử;

– Sửa chữa các thiết bị điện tử;

– Kinh doanh, dịch vụ thiết bị điện tử.

Giảng viên của khoa tham gia học tập tại Học viện Chisholm

Sinh viên tham gia Kỳ thi tay nghề Quốc gia 2018