Công nghệ thông tin

Tổng quan về ngành

  • Hiện nay, ngành công nghệ thông tin là một trong những ngành đào tạo mũi nhọn hướng đến sự phát triển của công nghệ và khoa học kỹ thuật trong thời đại số hóa 4.0 ngày nay.
  • Công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau.

Mục tiêu đào tạo

  • Chương trình đào tạo cao đẳng Công nghệ thông tin (CNTT) nhằm trang bị cho sinh viên có đủ kiến thức lý thuyết cơ bản, khả năng thực hành thành thạo và kiến thức thực tế cần thiết về 2 mảng vị trí việc làm CNTT là Ứng dụng phần mềm và Sửa chữa, lắp ráp máy tính, có phẩm chất chính trị tốt, có đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng học để chung sống và ngoại ngữ.
  • Chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Chương trình bảo đảm liên thông giữa các cấp trình độ; phù hợp với thực tiễn thiết bị, công nghệ tiên tiến và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường

Chương trình

Công nghệ thông tin trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện: Bảo trì máy tính (Lập kế hoạch, triển khai sửa chữa bảo hành, bảo trì máy tính, bảo vệ dữ liệu, xử lý sự cố máy tính,…); Khai thác dịch vụ công nghệ thông tin (Quản lý, vận hành các hệ thống dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin), Quản trị hệ thống phần mềm (Quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu của phần mềm, chuẩn đoán các lỗi và tối ưu hệ thống,…); Quản trị cơ sở dữ liệu (nhận, xử lý và trích lọc dữ liệu, kết xuất dữ liệu,…); Dịch vụ khách hàng (Xử lý thông tin về ứng dụng, sản phẩm Công nghệ thông tin, cung cấp hỗ trợ phần cứng máy tính, phần mềm, và thiết bị ngoại vi khi cần thiết); Lập trình ứng dụng (phần mềm ứng dụng, thiết kế web, game); Quản trị mạng máy tính (đảm bảo tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính sẵn sàng). Công nghệ thông tin trình độ cao đẳng đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Người làm nghề Công nghệ thông tin có thể làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp phát triển ứng dụng (với vai trò là người phát triển hệ thống, chuyển giao, hỗ trợ người dùng) hoặc các doanh nghiệp hay tổ chức khác có sử dụng máy tính, hệ thống mạng, thiết bị viễn thông, thiết bị an ninh (với vai trò là người vận hành, bảo trì và sửa chữa).

Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2505 giờ.

– Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ thông tin trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

– Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

  • Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

    – Bảo trì máy tính;

    – Khai thác dịch vụ công nghệ thông tin;

    – Quản trị hệ thống phần mềm;

    – Quản trị cơ sở dữ liệu;

    – Dịch vụ khách hàng;

    – Lập trình ứng dụng;

    – Quản trị mạng máy tính.

Giảng viên củakhoa tham gia học tập tại Học viện Chisholm

Tập thể khoa 20-11

Sinh viên tham gia Kỳ thi tay nghề Quốc gia 2018

[row_inner_3] [col_inner_3 span__sm=”12″]

Thầy Trương Đình Kiên – Trưởng khoa

Thực hiện tư vấn hướng nghiệp cho phụ huynh học sinh

[/col_inner_3] [/row_inner_3]